Luxuo Magazine/ Robb Report/ L'OFFICIEL  |  15 Th11 2023
Mortlach By Design – Cuộc trò chuyện cùng nhà thiết kế Sebastian Erranzuriz và Quách Thái Công: nghệ thuật, kiến trúc, công nghệ và whisky

Năm 2023 đánh dấu một bước tiến mới trong hành trình nghệ thuật đầy duy mỹ của Mortlach với định hướng: Mortlach by Design. Thương hiệu whisky Mãnh thú từ vùng Dufftown và 6 nghệ sĩ toàn cầu đã tạo nên các tác phẩm mang biểu tượng của sự chính xác, cầu toàn và độc nhất, được lấy cảm hứng từ 6 tĩnh đồng của nhà chưng cất của “Mãnh thú vùng Dufftown”.

Năm 2023 đánh dấu một bước tiến mới trong hành trình nghệ thuật đầy duy mỹ của Mortlach với định hướng: Mortlach by Design. Thương hiệu whisky Mãnh thú từ vùng Dufftown và 6 nghệ sĩ toàn cầu đã tạo nên các tác phẩm mang biểu tượng của sự chính xác, cầu toàn và độc nhất, được lấy cảm hứng từ 6 tĩnh đồng của nhà chưng cất của “Mãnh thú vùng Dufftown”.

Từ trái qua: Tác giả bài viết – NTK Sebastien Erranzuriz và NTK Quách Thái Công.

Tạp chí Lối sống thượng lưu Luxuo đã có buổi trò chuyện cùng NTK đa ngành người Chile – Sebastian Erranzuriz cùng NTK Quách Thái Công. Chúng tôi đã có buổi trò chuyện đầy cảm hứng về nghệ thuật, kiến trúc, whisky, và cách chúng ta tận hưởng whisky theo cách đầy nghệ thuật.

Chào anh Sebastian! Được biết, trong năm qua, anh cùng năm nghệ sĩ khác đã cùng nhau kết hợp để tạo nên sáu tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời cho dự án Mortlach by Design, bao gồm The Bar Cart của Sabine Marceles, The Decanter của Luca Nichetto, The Chair của Joe Doucet, The Light của Chrissa Amuah, The Glassware của Felicia Ferrone, và thú vị nhất, là The AR Experience của anh, Sebastian Errazuriz. Tôi muốn hỏi rằng, trải nghiệm AR có lẽ là trải nghiệm tạo nên tò mò nhưng lại mơ hồ nhất. Anh có thể lý giải nhiều hơn về ý tưởng đằng sau tác phẩm này không?

Sebastian: Ý tưởng ở đây là tôi muốn để các tín đồ của Mortlach có thể hình dung được nghệ thuật của tương lai sẽ trông như thế nào. Thế nên, tôi tạo ra một trải nghiệm nghệ thuật ba chiều có thể tương tác được, và có thể được tất cả mọi người chiêm ngưỡng cùng một lúc. Chúng tôi đã dự định sử dụng công nghệ thực tế ảo, nhưng nó vẫn có một vài hạn chế, nên chúng tôi tìm đến công nghệ thực tế ảo tăng cường. Và thay vì tự tay thiết kế, chúng tôi đã làm việc với trí thông minh nhân tạo để tạo nên tác phẩm.

Vậy đó là cách anh có được ý tưởng cho tác phẩm, nhưng anh đã hiện thực hóa nó như thế nào? Anh có gặp nhiều khó khăn trong suốt quá trình này không?

Sebastian: Vâng, ý tưởng ban đầu chính là cố gắng phô diễn trạng thái thường thức của một tác phẩm nghệ thuật theo một mức độ mà công nghệ thông thường không làm được, nhưng công nghệ luôn luôn phát triển và chúng tôi đã biến điều không thể thành có thể, bắt đầu bằng việc mở ra những cuộc đối thoại cùng trí thông minh nhân tạo với những dữ liệu liên quan đến câu chuyện chế tác Mortlach. Sau đó, chúng tôi yêu cầu AI chuyển những khái niệm này thành hình ảnh, và từ hình ảnh thành những tác phẩm điêu khắc. Có thể nói, chúng tôi đã đi từng bước một trong cuộc đối thoại để AI có thể đưa ra đáp án mà chúng tôi yêu cầu, theo cách thức đưa ra ý tưởng về việc một tác phẩm nghệ thuật trong tương lai có thể trông như thế nào.

Tôi có thể hiểu là anh đã điều chỉnh ngôn ngữ khi trò chuyện cùng ChatGPT để sửa đổi hình ảnh, sau đó tạo hình ảnh chính xác tập trung vào ba bước thiết yếu để sản xuất rượu whisky – The Harvest, The Distillery và The Experience. Đó là một quá trình rất tuyệt vời, kết hợp nhuần nhuyễn tất cả các yếu tố công nghệ và nghệ thuật để tạo nên một trải nghiệm vô tiền khoáng hậu về nhà chưng cất Mortlach. Thông qua tác phẩm này, anh muốn truyền tải thông điệp gì đến các tín đồ whisky trên toàn thế giới, và các tín đồ của Mortlach nói riêng?

Sebastian: Cá nhân tôi rất có hứng thú với Renaissance humanism – một triết lý chủ nghĩa nhân văn quan trọng thời Phục Hưng, giúp khơi dậy sự tò mò và khát khao kiến thức của mọi người. Nghệ thuật và người sáng tạo nghệ thuật cũng vậy, luôn không ngừng theo đuổi những cái mới để phát triển và hoàn thiện hơn từng ngày. Tương tự, tôi thấy ngày nay, mỗi chúng ta đều có rất nhiều sở thích, và tôi chắc chắn là những người yêu Mortlach thường có gu thưởng thức rất tuyệt vời trong các lĩnh vực nghệ thuật, như âm nhạc, kiến trúc… Có rất nhiều tầng mức trong sự nâng cao gu thẩm mỹ, điều đó sẽ đưa bạn đến các nghệ sĩ nhiều trường phái hay khác nhau. Và tôi nghĩ để bước chân vào những trường phái này, điều quan trọng là phải giữ được tiêu chuẩn riêng. Và tôi nghĩ đó chính là điều Mortlach đã làm cực kỳ xuất sắc.

Vậy đó là câu chuyện của Sebastian Errazuriz. Và tại Việt Nam, Mortlach còn hợp tác với nhà thiết kế nội thất nổi tiếng Quách Thái Công để tạo nên The Cabinet by Thái Công. Lấy cảm hứng từ Mortlach by Design, Thái Công đã tạo ra năm không gian độc đáo mang tên The Whisky Bar, The Collectible Showcase, The Reading Corner, The Bespoke Attire, và The Secret Cabinet. Tôi rất thắc mắc là những yếu tố này có liên quan như thế nào đến bản sắc thương hiệu Mortlach và những trải nghiệm xa xỉ nói chung?

Quách Thái Công: Khi Mortlach tìm đến tôi và yêu cầu tôi tạo nên một thứ gì đó cho thương hiệu, tôi đã nghĩ rằng trước nhất, họ là một thương hiệu whisky, và thưởng thức whisky là một việc đòi hỏi sự chậm rãi cũng như chăm chút đến từng chi tiết. Đối với tôi, khi thưởng thức whisky, việc dùng đúng loại ly là điều rất quan trọng. Bên cạnh đó, không gian, tiếng động, căn phòng mà bạn đang ngồi, người mà bạn uống cùng, tất cả cộng hưởng lại sẽ tạo thành một phong cách sống. Phong cách sống đòi hỏi nhiều kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Và với đề tài mà Mortlach đưa ra, tôi tái hiện lại phong cách sống đó. Tôi mang đến cho họ loại ly đúng chuẩn để thưởng thức Mortlach. Tôi mang đến cho họ “căn phòng” phù hợp. Là một nhà thiết kế nội thất, tôi không thiết kế ra sản phẩm, mà tôi khiến không gian và sản phẩm hòa hợp lại thành một.

Sebastian: Và điều thú vị là cả hai chúng ta đều hướng về việc tôn trọng vài nguyên tắc nhất định của riêng mình khi thiết kế làm nghệ thuật. Ý tưởng ấy có thể hiểu rằng: có nhiều khuôn thước khác nhau, và việc của chúng ta là đưa chúng về với nhau thành một thể thống nhất.

Quách Thái Công: Đúng là thế, nên ý tưởng đầu tiên của tôi là tạo nên một “cabinet”, một không gian của quý ông, một nơi có thể chứa quần áo, đồng hồ, phụ kiện, nơi anh ta có thể pha cà phê mỗi sáng, đọc sách vào mỗi chiều, và quan trọng nhất, là một quầy bar vào mỗi tối. Đó là cabinet trong tất cả khía cạnh, nhưng không phải ai cũng biết được “bí mật” được ẩn chứa đằng sau như một “tuyệt tác giấu kín”. Đó là không gian bí mật nơi người dùng có thể mở ra và bước vào bên trong.

 

Trên thực tế, ý tưởng đằng sau thiết kế này là trong thời đại của Internet, mọi thứ đều trở nên chớp nhoáng, nơi người ta đặt ra một câu hỏi và trông chờ được trả lời ngay lập tức, điều rất khác so với trước đây, khi người ta viết một bức thư và chờ đợi từ hai đến ba tuần mới nhận được hồi âm. Hồi ấy, chúng ta cần thời gian để làm tất cả mọi thứ, điều mà chúng ta gần như không thể làm ở thời điểm hiện tại. Vì thế, tôi tạo nên một không gian nơi ta có thể dành thời gian và tận hưởng bản thân, để mọi thứ ở phía sau cánh cửa đóng kín, một nơi ta có thể xem bộ phim yêu thích, đọc cuốn sách yêu thích, nghe bản nhạc yêu thích, và thưởng thức một ly rượu Mortlach. Một “thế giới bên trong” của người đàn ông Mortlach.

Có thể thấy, The Cabinet by Thai Công mang đến rất nhiều trải nghiệm sang trọng như trang phục bespoke, đồ ăn chuẩn năm sao, tác phẩm nghệ thuật, đồng hồ, và quan trọng nhất là rượu whisky. Đó có phải là định nghĩa của anh về sự sang trọng? Theo anh, ý nghĩa thực sự của sự sang trọng là gì?

Quách Thái Công: Đúng vậy. Đối với tôi, sự xa xỉ chính là khoảnh khắc, là sự kết hợp của rất nhiều thứ. Ta không thể nói ta mua một chiếc đồng hồ đắt tiền là xa xỉ. Chiếc đồng hồ đó được kết hợp với trang phục như thế nào, diện trong dịp gì? Những yếu tố đó cộng hưởng mới tạo thành xa xỉ. Khi tôi uống whisky, tôi sẽ xem có là một “khoảng khắc whisky”. “Khoảnh khắc whisky” là một loại whisky ngon, được chứa bên trong một chiếc ly đẹp, được uống trong một không gian đẹp – tất cả những yếu tố đẹp đẽ sẽ kiến tạo khoảnh khắc. Xa xỉ là nơi mọi thứ được hòa hợp với nhau.


Với tư cách là một nhà thiết kế hướng đến phong cách xa xỉ tại Việt Nam, anh có nghĩ rằng sự xa xỉ là thứ gì đó ta có thể đạt được thông qua thiết kế?

Quách Thái Công: Thử hình dung thế này, khi bạn bước vào một căn phòng, và đôi khi bạn cảm thấy mình thật may mắn, thật xinh đẹp, hoặc thật xấu xí. Không gian có thể gợi cảm hứng và tác động rất nhiều đến tâm lý con người. Có một vài không gian sẽ khiến bạn suy nghĩ rằng lần sau khi đến đây, bạn sẽ mặc một bộ trang phục đẹp hơn, trang điểm chỉn chu hơn, và tận hưởng mọi thứ một cách đúng mực hơn. Đó gợi là một trải nghiệm xa xỉ, có thể đạt được qua thiết kế không gian.

Có một câu nói rằng “Thiết kế bền vững chính là chìa khoá để định hình cộng đồng bền vững”. Câu nói này lại khiến tôi nghĩ về những thiết kế của anh, khi tập trung vào các trải nghiệm AR – đồng nghĩa với tối thiểu nguyên vật liệu, kỹ thuật, và chất thải ra môi trường. Anh có nghĩ rằng AR sẽ là tương lai của nền thiết kế?

Sebastian: Với tâm thế đó, một trong những điều tuyệt vời về thiết kế đi đôi công nghệ chính là nó cho phép chúng ta tạo nên nhiều sản phẩm kỹ thuật số, không gây ô nhiễm, không gây vấn đề gì, không tốn chi phí. Cùng lúc đó, chúng ta có thể tập trung nhiều hơn vào các yếu tố giúp chế tác một cách hoàn hảo nhất có thể.

Giờ đây, khi vẽ bản thiết kế, chúng ta không thể làm nó chính xác được nữa nếu không có máy tính. Ta cũng không thể cắt một loại vật liệu nào đó chính xác bằng tay nữa, mà cần một robot. Công nghệ có thể thay con người hoàn thiện tác phẩm. Nên tôi bắt đầu học về trí tuệ nhân tạo, thứ mà rõ ràng là một trong những bước đột phá công nghệ nổi bật nhất trong lịch sử loài người.

Tôi sống giữa cả hai thế giới đó, giữa những chiếc cửa bằng đá hoa cương được tạo một cách hoàn hảo nên bởi những chú robot, cho đến một thế giới kỹ thuật số không hề tồn tại và không có trọng lượng, có thể được tiếp cận bởi bất cứ ai. Những phát kiến công nghệ khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, và điều quan trọng là chúng ta muốn tạo ra cái gì, ý tưởng nào xứng đáng được bảo lưu, khoảnh khắc nào thật sự là đáng giá… Đó là một lợi thế lớn, nhưng cũng là thách thức đối với tất cả chúng ta.

Trong khi các tác phẩm của anh là thành quả của công nghệ kỹ thuật, thì Mortlach lại là sản phẩm của nhiều năm kinh nghiệm và chế tác thủ công. Anh nghĩ gì về sự kết hợp của cả hai điều này?

Sebastian: Tôi nghĩ bất cứ ý tưởng tốt đẹp nào cũng cần thời gian cả. Một chai whisky ngon có thể mất từ 20, 30, hay 50 năm trưởng thành trong thùng gỗ. Đối với chúng tôi, ý tưởng tốt cho một thiết kế hay đòi hỏi nhiều thời gian. Có những thiết kế tôi làm từ hôm trước và cảm thấy rất tâm đắc, nhưng hôm sau nhìn lại thì không hài lòng. Ý tưởng tốt cần có thời gian để thành hình, cũng như whisky tốt cần thời gian để trưởng thành. Mọi thứ tốt đẹp đều cần thời gian, kể cả khi chúng ta tìm đến các công cụ khoa học kỹ thuật.

Vậy nên nếu chúng ta muốn đạt được kết quả tốt, chúng ta cần dành nhiều thời gian, và quan trọng hơn, là để sản phẩm đó vượt qua được sự kiểm chứng của thời gian. Như thiết kế The Gentleman Cabinet của anh Thái Công ở đây, bên ngoài cứng cáp và chỉn chu, mọi sự phức tạp đều được ẩn giấu, và nó sẽ vượt qua thử thách của thời gian. Nó giúp chúng ta có một cuộc đời lâu dài và bền vững.

Tôi nghĩ những gì anh vừa nói chính là ý nghĩa cốt lõi của mối hợp tác này. Nó có ý nghĩa rất lớn, không chỉ đối với các nghệ sĩ mà cả khách hàng và chính Mortlach. Cảm ơn Sebastian vì những sáng tạo và cống hiến của anh, cảm ơn anh Thái Công vì tác phẩm The Gentleman Cabinet ngày hôm nay. Cảm ơn hai anh vì những chia sẻ rất chân thành.

Khai mở và thưởng thức tuyệt tác Mortlach có trách nhiệm. Không chia sẻ nội dung này cho người dưới độ tuổi thưởng thức.

 

Bài: Hồ Hải Yến

OTHERS
Mua sắm online Đặt lịch thiết kế