Thái Công – A Passion For Aesthetics, an art book by interior designer Thái Công released by TeNeues Publishing House in 70 countries

December 27, 2022

HO CHI MINH CITY, Vietnam, Dec. 26, 2022 /PRNewswire/ — Thái Công – A Passion For Aesthetics has just been officially released in 70 countries. Thái Công is the first Vietnamese-German interior designer to collaborate with TeNeues – a German publisher specializing in art, architecture, lifestyle and interior design.

Thái Công – A Passion For Aesthetics shows the originality of Thái Công in the field of interior design. The book features a total of 18 of Thái Công’s outstanding projects over the past 20 years. Through this book, Thái Công conveys a distinctive and insightful message on the conception of aesthetics.

Thái Công – A Passion For Aesthetics presents the achievements of Vietnamese-German interior designer Quách Thái Công over the past 20 years and showcases his internationally recognised talent.

The book is available on Amazon, in art bookstores and Concept stores in 70 countries including the US, Germany, the UK, France, Italy, and Spain.

 

About Thái Công

Quách Thái Công is an acclaimed Vietnamese-German interior designer. After moving to Germany at the age of 10, he was educated in Vietnamese traditions by his family. At the same time, Thái Công developed a strong affinity for Western culture, style, and aesthetics. He has now lived in Germany for over 32 years and has a degree in fashion, and has worked as a creative director and fashion photographer. Thái Công was born with a natural talent for art and organized thinking, and has received numerous prestigious awards in the field of art. These include the Infinity Awards voted on by the ICP Council (New York), the Golden Lion in the Cannes Ideas category, and the Bronze award from the ADC Council in Germany in the Design category for the book My Parents: An Homage to Fashion, Photography and Life.

The career moves to interior design came about by happenstance when Thái Công displayed artwork in his private gallery with an interior space that he designed and was well-received by customers. Thái Công has now been working in interior design and decoration for 20 years, having taken professional classes and gained deep practical experience. Thái Công’s company is known in Germany and Vietnam for its exquisite interior design projects that incorporate an upmarket lifestyle and are personalized to each individual owner. Each project is also imbued with Thái Công’s aesthetic flair. Thái Công was named Interior Designer of the Year by Harper’s Bazaar Vietnam in 2019.

About Thái Công GmbH & Co.KG & Thái Công Vietnam Co., Ltd.

Thái Công GmbH & Co.KG is a German company based in Hamburg founded in 2007. The Thái Công brand is well-known in Europe for its impressive, luxurious, and intricate designs. In 2014, Thái Công opened an office and showroom in Ho Chi Minh City. Thái Công Vietnam Co., Ltd. creates exquisite designs that blend Eastern and Western cultures, winning over even the most discerning customers. Thái Công currently specializes in interior design and decoration projects, as well as furnishing for villas, super luxury private residences, high-end restaurants & hotels.

View original content to download multimedia: https://www.prnewswire.com/news-releases/thai-cong—a-passion-for-aesthetics-an-art-book-by-interior-designer-thai-cong-released-by-teneues-publishing-house-in-70-countries-301710126.html
Source: Associated Press

Verzaubert von Thai Cong

Die Einrichtungsmagazine präsentieren seine neuesten Ideen. Die Frankfurter Allgemeine Zeitung interviewt ihn auf einer ganzen Seite. Luxushotels engagieren ihn. Und Prominente aus Wirtschaft, Sport und Kultur lassen sich von ihm die Wohnung einrichten. Thai Cong verzaubert Deutschland. Als Zehnjähriger kam der gebürtige Vietnamese mit seiner Familie nach Hamburg. Thai Cong Quach, so sein bürgerlicher Name, startete seine Karriere als Modedesigner und Fotograf – bis er als Autodidakt zum Interior Design kam. Inzwischen wird er als „Meister der Inszenierung“ gefeiert. Er selbst sieht sich als „Maßschneider für Wohnungen“. Denn im Mittelpunkt steht für ihn immer der Mensch, für den er arbeitet. Sein Stil, wenn es denn einen gibt: eine Mischung aus klassischer Eleganz mit einer Portion Zeitgeist. Häufig arbeitet er aber auch ganz pragmatisch. „Wenn am Ende einer Party immer alle in der Küche landen, warum baut man nicht gleich eine Bar-Küche?“, fragt er sich. „Oder ein Bibliothek-Bad, wenn jemand gerne in der Badewanne liest.“ In jüngster Zeit ist der überzeugte Hamburger wieder vermehrt in seiner Heimat aktiv. In Saigon richtet er das Casino ein. Woher er seine Ideen nimmt? Mit 17 Jahren war er deutscher Meister im Zaubern. Daher auch die stilisierte Taube in seinem Logo.

The Tastemaker – Người định hình phong cách

Với chủ đề The Tastemaker trên tạp chí danh tiếng ELLE Decor không chỉ tôn vinh những nhân vật tiên phong trong lĩnh vực sáng tạo mà còn khẳng định sức ảnh hưởng của họ đối với xu hướng thẩm mỹ. Trong số báo lần này (12/2024), ELLE Decor đã lựa chọn công trình The Empire Penthouse tại Sài Gòn – được thiết kế bởi nhà thiết kế nội thất Quách Thái Công – làm điểm nhấn nổi bật. Việc công trình này được đưa lên bìa và xuất hiện trong tám trang bài viết đặc biệt không chỉ là niềm tự hào cá nhân mà còn khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ thiết kế quốc tế.

Cụm từ “The Tastemaker” hàm ý chỉ những người có khả năng tạo ra xu hướng, định hình phong cách sống và truyền cảm hứng. Với công trình The Empire Penthouse, nhà thiết kế nội thất Quách Thái Công đã chứng minh mình là một trong số đó. Đây không chỉ là một không gian sống mà là minh chứng cho tư duy thẩm mỹ đỉnh cao và sự hoàn mỹ trong từng chi tiết. Sự kết hợp giữa phong cách cổ điển châu Âu và hơi thở hiện đại đã tạo nên một công trình mang đậm dấu ấn cá nhân, khác biệt và vượt thời gian.

Việc The Empire Penthouse được giới thiệu trên ELLE Decor không chỉ đơn thuần là sự công nhận về mặt nghệ thuật mà còn gửi đi một thông điệp mạnh mẽ: nhà thiết kế nội thất Quách Thái Công không chỉ là người kiến tạo không gian mà còn là người định nghĩa phong cách sống sang trọng và quý phái. Anh đã phá vỡ những khuôn khổ cũ, mang đến một chuẩn mực mới cho sự sang trọng – không chỉ dựa vào vật chất mà còn thấm đẫm giá trị văn hóa, cảm xúc và triết lý sống.

Được xuất hiện trên một tạp chí danh tiếng như ELLE Decor có nghĩa là The Empire Penthouse không chỉ đại diện cho một công trình nội thất xuất sắc, mà còn phản ánh xu hướng thiết kế toàn cầu. Đây là sự khẳng định rằng Việt Nam hoàn toàn có khả năng tạo ra những công trình đạt tiêu chuẩn quốc tế, sánh ngang với các dự án xa hoa ở New York, Paris hay London.

The Tastemaker, đối với nhà thiết kế Quách Thái Công, không chỉ là danh hiệu, mà còn là sứ mệnh. Sứ mệnh ấy nằm ở việc không ngừng sáng tạo, chinh phục cái đẹp và nâng tầm giá trị sống của con người.”

Thái Công – A Passion For Aesthetics, an art book by interior designer Thái Công released by TeNeues Publishing House in 70 countries (SINA)

2022年12月27日16:14

HO CHI MINH CITY, Vietnam, Dec. 27, 2022 /PRNewswire/

 

Quách Thái Công is an acclaimed Vietnamese-German interior designer.

Thái Công- A Passion For Aesthetics shows the originality of Thái Công in the field of interior design. The book features a total of 18 of Thái Công’s outstanding projects over the past 20 years. Through this book, Thái Công conveys a distinctive and insightful message on the conception of aesthetics.

Thái Công- A Passion For Aesthetics presents the achievements of Vietnamese-German interior designer Quách Thái Công over the past 20 years and showcases his internationally recognised talent.

The book is available on Amazon, in art bookstores and Concept stores in 70 countries including the US, Germany, the UK, France, Italy, and Spain.

Thái Công – A Passion For Aesthetics, an art book by interior designer Thái Công has just been released by TeNeues Publishing House in 70 countries.

 

About Thái Công

Quách Thái Công is an acclaimed Vietnamese-German interior designer. After moving to Germany at the age of 10, he was educated in Vietnamese traditions by his family. At the same time, Thái Công developed a strong affinity for Western culture, style, and aesthetics. He has now lived in Germany for over 32 years and has a degree in fashion, and has worked as a creative director and fashion photographer. Thái Công was born with a natural talent for art and organized thinking, and has received numerous prestigious awards in the field of art. These include the Infinity Awards voted on by the ICP Council (New York), the Golden Lion in the Cannes Ideas category, and the Bronze award from the ADC Council in Germany in the Design category for the book My Parents: An Homage to Fashion, Photography and Life.

The career moves to interior design came about by happenstance when Thái Công displayed artwork in his private gallery with an interior space that he designed and was well-received by customers. Thái Công has now been working in interior design and decoration for 20 years, having taken professional classes and gained deep practical experience. Thái Công’s company is known in Germany and Vietnam for its exquisite interior design projects that incorporate an upmarket lifestyle and are personalized to each individual owner. Each project is also imbued with Thái Công’s aesthetic flair. Thái Công was named Interior Designer of the Year by Harper’s Bazaar Vietnam in 2019.

About Thái Công GmbH & Co.KG & Thái Công Vietnam Co., Ltd.

Thái Công GmbH & Co.KG is a German company based in Hamburg founded in 2007. The Thái Công brand is well-known in Europe for its impressive, luxurious, and intricate designs. In 2014, Thái Công opened an office and showroom in Ho Chi Minh City. Thái Công Vietnam Co., Ltd. creates exquisite designs that blend Eastern and Western cultures, winning over even the most discerning customers. Thái Công currently specializes in interior design and decoration projects, as well as furnishing for villas, super luxury private residences, high-end restaurants & hotels.

Source: Sina Hongkong

Mortlach By Design – Cuộc trò chuyện cùng nhà thiết kế Sebastian Erranzuriz và Quách Thái Công: nghệ thuật, kiến trúc, công nghệ và whisky

Năm 2023 đánh dấu một bước tiến mới trong hành trình nghệ thuật đầy duy mỹ của Mortlach với định hướng: Mortlach by Design. Thương hiệu whisky Mãnh thú từ vùng Dufftown và 6 nghệ sĩ toàn cầu đã tạo nên các tác phẩm mang biểu tượng của sự chính xác, cầu toàn và độc nhất, được lấy cảm hứng từ 6 tĩnh đồng của nhà chưng cất của “Mãnh thú vùng Dufftown”.

Từ trái qua: Tác giả bài viết – NTK Sebastien Erranzuriz và NTK Quách Thái Công.

Tạp chí Lối sống thượng lưu Luxuo đã có buổi trò chuyện cùng NTK đa ngành người Chile – Sebastian Erranzuriz cùng NTK Quách Thái Công. Chúng tôi đã có buổi trò chuyện đầy cảm hứng về nghệ thuật, kiến trúc, whisky, và cách chúng ta tận hưởng whisky theo cách đầy nghệ thuật.

Chào anh Sebastian! Được biết, trong năm qua, anh cùng năm nghệ sĩ khác đã cùng nhau kết hợp để tạo nên sáu tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời cho dự án Mortlach by Design, bao gồm The Bar Cart của Sabine Marceles, The Decanter của Luca Nichetto, The Chair của Joe Doucet, The Light của Chrissa Amuah, The Glassware của Felicia Ferrone, và thú vị nhất, là The AR Experience của anh, Sebastian Errazuriz. Tôi muốn hỏi rằng, trải nghiệm AR có lẽ là trải nghiệm tạo nên tò mò nhưng lại mơ hồ nhất. Anh có thể lý giải nhiều hơn về ý tưởng đằng sau tác phẩm này không?

Sebastian: Ý tưởng ở đây là tôi muốn để các tín đồ của Mortlach có thể hình dung được nghệ thuật của tương lai sẽ trông như thế nào. Thế nên, tôi tạo ra một trải nghiệm nghệ thuật ba chiều có thể tương tác được, và có thể được tất cả mọi người chiêm ngưỡng cùng một lúc. Chúng tôi đã dự định sử dụng công nghệ thực tế ảo, nhưng nó vẫn có một vài hạn chế, nên chúng tôi tìm đến công nghệ thực tế ảo tăng cường. Và thay vì tự tay thiết kế, chúng tôi đã làm việc với trí thông minh nhân tạo để tạo nên tác phẩm.

Vậy đó là cách anh có được ý tưởng cho tác phẩm, nhưng anh đã hiện thực hóa nó như thế nào? Anh có gặp nhiều khó khăn trong suốt quá trình này không?

Sebastian: Vâng, ý tưởng ban đầu chính là cố gắng phô diễn trạng thái thường thức của một tác phẩm nghệ thuật theo một mức độ mà công nghệ thông thường không làm được, nhưng công nghệ luôn luôn phát triển và chúng tôi đã biến điều không thể thành có thể, bắt đầu bằng việc mở ra những cuộc đối thoại cùng trí thông minh nhân tạo với những dữ liệu liên quan đến câu chuyện chế tác Mortlach. Sau đó, chúng tôi yêu cầu AI chuyển những khái niệm này thành hình ảnh, và từ hình ảnh thành những tác phẩm điêu khắc. Có thể nói, chúng tôi đã đi từng bước một trong cuộc đối thoại để AI có thể đưa ra đáp án mà chúng tôi yêu cầu, theo cách thức đưa ra ý tưởng về việc một tác phẩm nghệ thuật trong tương lai có thể trông như thế nào.

Tôi có thể hiểu là anh đã điều chỉnh ngôn ngữ khi trò chuyện cùng ChatGPT để sửa đổi hình ảnh, sau đó tạo hình ảnh chính xác tập trung vào ba bước thiết yếu để sản xuất rượu whisky – The Harvest, The Distillery và The Experience. Đó là một quá trình rất tuyệt vời, kết hợp nhuần nhuyễn tất cả các yếu tố công nghệ và nghệ thuật để tạo nên một trải nghiệm vô tiền khoáng hậu về nhà chưng cất Mortlach. Thông qua tác phẩm này, anh muốn truyền tải thông điệp gì đến các tín đồ whisky trên toàn thế giới, và các tín đồ của Mortlach nói riêng?

Sebastian: Cá nhân tôi rất có hứng thú với Renaissance humanism – một triết lý chủ nghĩa nhân văn quan trọng thời Phục Hưng, giúp khơi dậy sự tò mò và khát khao kiến thức của mọi người. Nghệ thuật và người sáng tạo nghệ thuật cũng vậy, luôn không ngừng theo đuổi những cái mới để phát triển và hoàn thiện hơn từng ngày. Tương tự, tôi thấy ngày nay, mỗi chúng ta đều có rất nhiều sở thích, và tôi chắc chắn là những người yêu Mortlach thường có gu thưởng thức rất tuyệt vời trong các lĩnh vực nghệ thuật, như âm nhạc, kiến trúc… Có rất nhiều tầng mức trong sự nâng cao gu thẩm mỹ, điều đó sẽ đưa bạn đến các nghệ sĩ nhiều trường phái hay khác nhau. Và tôi nghĩ để bước chân vào những trường phái này, điều quan trọng là phải giữ được tiêu chuẩn riêng. Và tôi nghĩ đó chính là điều Mortlach đã làm cực kỳ xuất sắc.

Vậy đó là câu chuyện của Sebastian Errazuriz. Và tại Việt Nam, Mortlach còn hợp tác với nhà thiết kế nội thất nổi tiếng Quách Thái Công để tạo nên The Cabinet by Thái Công. Lấy cảm hứng từ Mortlach by Design, Thái Công đã tạo ra năm không gian độc đáo mang tên The Whisky Bar, The Collectible Showcase, The Reading Corner, The Bespoke Attire, và The Secret Cabinet. Tôi rất thắc mắc là những yếu tố này có liên quan như thế nào đến bản sắc thương hiệu Mortlach và những trải nghiệm xa xỉ nói chung?

Quách Thái Công: Khi Mortlach tìm đến tôi và yêu cầu tôi tạo nên một thứ gì đó cho thương hiệu, tôi đã nghĩ rằng trước nhất, họ là một thương hiệu whisky, và thưởng thức whisky là một việc đòi hỏi sự chậm rãi cũng như chăm chút đến từng chi tiết. Đối với tôi, khi thưởng thức whisky, việc dùng đúng loại ly là điều rất quan trọng. Bên cạnh đó, không gian, tiếng động, căn phòng mà bạn đang ngồi, người mà bạn uống cùng, tất cả cộng hưởng lại sẽ tạo thành một phong cách sống. Phong cách sống đòi hỏi nhiều kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Và với đề tài mà Mortlach đưa ra, tôi tái hiện lại phong cách sống đó. Tôi mang đến cho họ loại ly đúng chuẩn để thưởng thức Mortlach. Tôi mang đến cho họ “căn phòng” phù hợp. Là một nhà thiết kế nội thất, tôi không thiết kế ra sản phẩm, mà tôi khiến không gian và sản phẩm hòa hợp lại thành một.

Sebastian: Và điều thú vị là cả hai chúng ta đều hướng về việc tôn trọng vài nguyên tắc nhất định của riêng mình khi thiết kế làm nghệ thuật. Ý tưởng ấy có thể hiểu rằng: có nhiều khuôn thước khác nhau, và việc của chúng ta là đưa chúng về với nhau thành một thể thống nhất.

Quách Thái Công: Đúng là thế, nên ý tưởng đầu tiên của tôi là tạo nên một “cabinet”, một không gian của quý ông, một nơi có thể chứa quần áo, đồng hồ, phụ kiện, nơi anh ta có thể pha cà phê mỗi sáng, đọc sách vào mỗi chiều, và quan trọng nhất, là một quầy bar vào mỗi tối. Đó là cabinet trong tất cả khía cạnh, nhưng không phải ai cũng biết được “bí mật” được ẩn chứa đằng sau như một “tuyệt tác giấu kín”. Đó là không gian bí mật nơi người dùng có thể mở ra và bước vào bên trong.

 

 

 

 

 

 

Trên thực tế, ý tưởng đằng sau thiết kế này là trong thời đại của Internet, mọi thứ đều trở nên chớp nhoáng, nơi người ta đặt ra một câu hỏi và trông chờ được trả lời ngay lập tức, điều rất khác so với trước đây, khi người ta viết một bức thư và chờ đợi từ hai đến ba tuần mới nhận được hồi âm. Hồi ấy, chúng ta cần thời gian để làm tất cả mọi thứ, điều mà chúng ta gần như không thể làm ở thời điểm hiện tại. Vì thế, tôi tạo nên một không gian nơi ta có thể dành thời gian và tận hưởng bản thân, để mọi thứ ở phía sau cánh cửa đóng kín, một nơi ta có thể xem bộ phim yêu thích, đọc cuốn sách yêu thích, nghe bản nhạc yêu thích, và thưởng thức một ly rượu Mortlach. Một “thế giới bên trong” của người đàn ông Mortlach.

Có thể thấy, The Cabinet by Thai Công mang đến rất nhiều trải nghiệm sang trọng như trang phục bespoke, đồ ăn chuẩn năm sao, tác phẩm nghệ thuật, đồng hồ, và quan trọng nhất là rượu whisky. Đó có phải là định nghĩa của anh về sự sang trọng? Theo anh, ý nghĩa thực sự của sự sang trọng là gì?

Quách Thái Công: Đúng vậy. Đối với tôi, sự xa xỉ chính là khoảnh khắc, là sự kết hợp của rất nhiều thứ. Ta không thể nói ta mua một chiếc đồng hồ đắt tiền là xa xỉ. Chiếc đồng hồ đó được kết hợp với trang phục như thế nào, diện trong dịp gì? Những yếu tố đó cộng hưởng mới tạo thành xa xỉ. Khi tôi uống whisky, tôi sẽ xem có là một “khoảng khắc whisky”. “Khoảnh khắc whisky” là một loại whisky ngon, được chứa bên trong một chiếc ly đẹp, được uống trong một không gian đẹp – tất cả những yếu tố đẹp đẽ sẽ kiến tạo khoảnh khắc. Xa xỉ là nơi mọi thứ được hòa hợp với nhau.


Với tư cách là một nhà thiết kế hướng đến phong cách xa xỉ tại Việt Nam, anh có nghĩ rằng sự xa xỉ là thứ gì đó ta có thể đạt được thông qua thiết kế?

Quách Thái Công: Thử hình dung thế này, khi bạn bước vào một căn phòng, và đôi khi bạn cảm thấy mình thật may mắn, thật xinh đẹp, hoặc thật xấu xí. Không gian có thể gợi cảm hứng và tác động rất nhiều đến tâm lý con người. Có một vài không gian sẽ khiến bạn suy nghĩ rằng lần sau khi đến đây, bạn sẽ mặc một bộ trang phục đẹp hơn, trang điểm chỉn chu hơn, và tận hưởng mọi thứ một cách đúng mực hơn. Đó gợi là một trải nghiệm xa xỉ, có thể đạt được qua thiết kế không gian.

Có một câu nói rằng “Thiết kế bền vững chính là chìa khoá để định hình cộng đồng bền vững”. Câu nói này lại khiến tôi nghĩ về những thiết kế của anh, khi tập trung vào các trải nghiệm AR – đồng nghĩa với tối thiểu nguyên vật liệu, kỹ thuật, và chất thải ra môi trường. Anh có nghĩ rằng AR sẽ là tương lai của nền thiết kế?

Sebastian: Với tâm thế đó, một trong những điều tuyệt vời về thiết kế đi đôi công nghệ chính là nó cho phép chúng ta tạo nên nhiều sản phẩm kỹ thuật số, không gây ô nhiễm, không gây vấn đề gì, không tốn chi phí. Cùng lúc đó, chúng ta có thể tập trung nhiều hơn vào các yếu tố giúp chế tác một cách hoàn hảo nhất có thể.

Giờ đây, khi vẽ bản thiết kế, chúng ta không thể làm nó chính xác được nữa nếu không có máy tính. Ta cũng không thể cắt một loại vật liệu nào đó chính xác bằng tay nữa, mà cần một robot. Công nghệ có thể thay con người hoàn thiện tác phẩm. Nên tôi bắt đầu học về trí tuệ nhân tạo, thứ mà rõ ràng là một trong những bước đột phá công nghệ nổi bật nhất trong lịch sử loài người.

Tôi sống giữa cả hai thế giới đó, giữa những chiếc cửa bằng đá hoa cương được tạo một cách hoàn hảo nên bởi những chú robot, cho đến một thế giới kỹ thuật số không hề tồn tại và không có trọng lượng, có thể được tiếp cận bởi bất cứ ai. Những phát kiến công nghệ khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, và điều quan trọng là chúng ta muốn tạo ra cái gì, ý tưởng nào xứng đáng được bảo lưu, khoảnh khắc nào thật sự là đáng giá… Đó là một lợi thế lớn, nhưng cũng là thách thức đối với tất cả chúng ta.

Trong khi các tác phẩm của anh là thành quả của công nghệ kỹ thuật, thì Mortlach lại là sản phẩm của nhiều năm kinh nghiệm và chế tác thủ công. Anh nghĩ gì về sự kết hợp của cả hai điều này?

Sebastian: Tôi nghĩ bất cứ ý tưởng tốt đẹp nào cũng cần thời gian cả. Một chai whisky ngon có thể mất từ 20, 30, hay 50 năm trưởng thành trong thùng gỗ. Đối với chúng tôi, ý tưởng tốt cho một thiết kế hay đòi hỏi nhiều thời gian. Có những thiết kế tôi làm từ hôm trước và cảm thấy rất tâm đắc, nhưng hôm sau nhìn lại thì không hài lòng. Ý tưởng tốt cần có thời gian để thành hình, cũng như whisky tốt cần thời gian để trưởng thành. Mọi thứ tốt đẹp đều cần thời gian, kể cả khi chúng ta tìm đến các công cụ khoa học kỹ thuật.

Vậy nên nếu chúng ta muốn đạt được kết quả tốt, chúng ta cần dành nhiều thời gian, và quan trọng hơn, là để sản phẩm đó vượt qua được sự kiểm chứng của thời gian. Như thiết kế The Gentleman Cabinet của anh Thái Công ở đây, bên ngoài cứng cáp và chỉn chu, mọi sự phức tạp đều được ẩn giấu, và nó sẽ vượt qua thử thách của thời gian. Nó giúp chúng ta có một cuộc đời lâu dài và bền vững.

Tôi nghĩ những gì anh vừa nói chính là ý nghĩa cốt lõi của mối hợp tác này. Nó có ý nghĩa rất lớn, không chỉ đối với các nghệ sĩ mà cả khách hàng và chính Mortlach. Cảm ơn Sebastian vì những sáng tạo và cống hiến của anh, cảm ơn anh Thái Công vì tác phẩm The Gentleman Cabinet ngày hôm nay. Cảm ơn hai anh vì những chia sẻ rất chân thành.

Khai mở và thưởng thức tuyệt tác Mortlach có trách nhiệm. Không chia sẻ nội dung này cho người dưới độ tuổi thưởng thức.

 

Bài: Hồ Hải Yến

NTK QUÁCH THÁI CÔNG: KHÁT VỌNG NÂNG TẦM NGÀNH THIẾT KẾ NỘI THẤT VIỆT

Trong cuộc phỏng vấn kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, Quách Thái Công không chỉ cho người đối diện thấy được chân dung một nhà thiết kế nội thất đẳng cấp với tầm nhìn xa, niềm say mê trong lĩnh vực thiết kế nội thất xa xỉ. Có khi lại thấy anh là một doanh nhân quyết đoán với những ý tưởng kinh doanh và quản trị nhân sự sáng tạo. Thậm chí, có lúc anh gay gắt, quyết liệt,  thẳng thắn thể hiện và bảo vệ quan điểm của mình trong vai trò của một chuyên gia am hiểu sâu sắc về giá trị của những gì mình làm. Và trên hết, bất kỳ ai tiếp xúc với anh đều nhận ra, Quách Thái Công là người luôn trăn trở và tiên phong, tâm huyết với việc đánh thức, nâng tầm gu thẩm mỹ, nhận thức cho người Việt về cách sống duy mỹ của giới thượng lưu, dù thực tế anh phải đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều, chỉ trích và phán xét.

Hình ảnh: Royal Nguyễn

 

BÀI TOÁN NHÂN SỰ TRONG NGÀNH KINH DOANH ĐỒ XA XỈ

Anh theo gia đình sang Đức định cư từ nhỏ và đã có khoảng thời gian hơn 30 năm sinh sống, học tập và làm việc tại quốc gia này, vậy khi chuyển về Việt Nam anh có bị sốc văn hóa không?

Có! Tôi thấy người Việt Nam rất quan trọng việc giữ thể diện, bộ mặt cho mình và gia đình nhưng họ lại sẵn sàng vứt rác nơi công cộng. Ở Đức hoàn toàn ngược lại, nếu một người xả rác ra ngoài đường họ sẽ bị mất mặt, mất thể diện. Tôi nhớ gần 10 năm trước khi mới về Việt Nam, có lần tôi đi sang đường, đó là phần đường cho người đi bộ, thì có một chiếc taxi cứ ủi đến, họ không chịu nhường. Người Đức vốn rất thẳng thắn, họ dừng chiếc xe đó lại và nhắc nhở tài xế. Nhưng ở Việt Nam thì điều này không có tác dụng.

Một thời gian sau, tôi hiểu là phải nhập gia tùy tục, nhưng theo hướng tiêu cực chứ không phải tích cực, tức là mình phải bớt lên tiếng và bớt bức xúc những chuyện như vậy, phải lui lại để bảo vệ mình. Người Việt Nam thật sự rất tốt, nhưng môi trường sống như vậy khiến cho con người có tâm lý đề phòng, đi ra đường thấy người khác bị tai nạn, hay bị cướp,  họ cũng không dám dừng lại giúp, vì họ sợ bị liên lụy, gặp rắc rối. Nhưng nếu ở Đức, khi anh nhìn thấy người khác gặp nạn, mà bỏ đi thì anh có thể bị thưa kiện và điều này được luật pháp quy định rõ ràng.

Anh vừa nhắc đến chuyện người Đức rất thẳng thắn, tôi còn được biết họ nổi tiếng là những người luôn đúng giờ, kỷ luật và kỹ tính,… anh có vậy không?

Có chứ! Ở Đức, những đức tính này tôi được giáo dục từ nhỏ. Hồi 15 tuổi, tôi có học thêm tại nhà của một cô giáo. Nếu giờ học bắt đầu lúc 19 giờ tối thì tôi phải có mặt ở nhà cô từ lúc 18 giờ; uống trà, ăn bánh rồi mới vào học. Hoặc nếu đi xem opera lúc 19 giờ tối, thì phải tính toán sao có mặt ở nhà hát trước giờ biểu diễn khoảng 45 phút. Nhà hát sẽ đóng cửa lúc 19 giờ, nếu đến trễ bạn không được vào tham dự. Ở đây không có chuyện năn nỉ, thỏa hiệp hay ưu ái cho một trường hợp ngoại lệ nào dù anh có mua vé hạng VIP, và mắc tiền.

Nhờ đó, tôi được rèn được tính kỷ luật, luôn đúng giờ, biết giới hạn để không có giờ “dây thun”. Sau này về Việt Nam mở công ty, tôi cũng muốn xây dựng tính kỷ luật đó cho đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên, với 70 nhân viên thì việc tìm cách sao cho họ đi làm đúng giờ cũng không phải chuyện dễ. Công ty phải nghĩ đủ ý tưởng để giải quyết vấn đề này.

Một trong những ý tưởng đó là…

Ví dụ 10 giờ sáng là văn phòng và showroom của tôi mở cửa và bắt đầu tính giờ trả tiền lương cho nhân viên. Nhưng thực tế thì 10 giờ nhân viên mới đến bấm vân tay check-in, sau đó lấy đồ ra ăn sáng, ngồi trang điểm,… rồi có khi 10 giờ 15 họ mới vào vị trí làm việc. Vậy để đảm bảo đúng 10 giờ họ bắt đầu vào làm việc, thì công ty phải chấp nhận chịu thiệt, trả lương cho họ từ 9 giờ 45, cho họ thêm 15 phút ngồi chơi, làm việc riêng; sau đó đúng 10 giờ sẽ vào vị trí làm việc.

 

Để làm việc trong lĩnh vực kinh doanh đồ xa xỉ, nhân viên cần am hiểu kiến thức về sản phẩm, phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp… Anh có gặp khó  khăn trong việc tuyển dụng nhân sự không?

Rất khó, và khó hơn nhiều so với tưởng tượng của mọi người.

Giống như nghề bác sĩ, bạn phải học thì mới hành nghề được, chứ không thể hành nghề thông qua học lóm. Ở Đức, bạn muốn trở thành một nhân viên bán hàng thời trang, nội thất, bất động sản, thậm chí bán thịt cũng phải học ít nhất 3 năm thì mới có người mướn.

Muốn trở thành nhân viên bán đồ nội thất bạn phải học vô số thứ như học về các loại vải; trong các loại vải thì phải phân biệt vải may màn, vải may sofa; rồi học về các phong cách nội thất, cách tiếp xúc, giao tiếp với khách hàng… Kinh doanh đồ xa xỉ, tôi không thể giao việc cho một nhân viên không có kỹ năng và kinh nghiệm tiếp những khách hàng cao cấp rồi tư vấn sai cho họ. Ở Đức, tìm những nhân sự đáp ứng được yêu cầu công việc như vậy rất dễ, nhưng ở Việt Nam thì rất rất khó.

Vậy anh giải quyết bài toán này như thế nào?

Tôi buộc phải chấp nhận “hy sinh”, tiêu tốn rất nhiều chi phí và thời gian cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Tôi tuyển dụng những bạn chưa có kinh nghiệm nhưng có ngoại hình và những đức tính như tự tin, thật thà, nỗ lực học hỏi,…  Sau đó, công ty sẽ đào tạo các bạn trong vòng 3 đến 6 tháng, suốt thời gian này các bạn chưa được tiếp khách nhưng vẫn được trả lương chỉ để học việc. Hết thời gian thử việc, nếu phù hợp các bạn sẽ ở lại làm và trở thành nhân viên chính thức. Thực sự, tìm được ra được nhân sự mà đáp ứng được tiêu chí làm việc ở Thái Công Interior Design thật không dễ dàng chút nào.

RANH GIỚI GIỮA TRỌC PHÚ VÀ THƯỢNG LƯU

 

Là người có tư duy về nội thất, nghệ thuật, thẩm mỹ và cái đẹp nhưng lại làm kinh doanh, hai cá tính nghệ sĩ và doanh nhân trong con người anh có mâu thuẫn gì không?

Tôi nghĩ không cứ phải làm nghệ sĩ là người nghèo đói, hay làm kinh doanh không có nghĩa là chỉ làm vì tiền. Tôi không giống kiểu họa sĩ chỉ thích vẽ nhưng không có đủ chi phí trả tiền nhà, mua màu vẽ, … như Van Gogh của hơn 100 năm trước, mà có lẽ tôi giống Pablo Picasso hơn, ông ấy bán tranh rất tốt khi còn sống. Tôi đam mê, yêu thích công việc mình làm, nhưng đồng thời có khả năng kiếm được thu nhập từ công việc ấy.

Tôi rất thích bay bổng với những ý tưởng nhưng nếu làm ra sản phẩm mà chỉ đốt lửa nhảy múa xung quanh rồi bán không ai mua thì không ổn. Nhưng, nếu làm ra một sản phẩm chỉ để bán thôi, không xuất phát từ đam mê thì mình đánh mất luôn giá trị, gu thẩm mỹ của mình. Ví dụ, tôi có thể kiếm lời rất tốt từ công việc kinh doanh đồ nội thất với chất lượng kém, nhưng với tôi nó rất sến súa nên tôi không làm. Tôi chỉ bán những sản phẩm có giá trị văn hóa, kỹ thuật, thẩm mỹ cao và có lợi ích với người sử dụng.

Để có thể tư vấn được cho khách hàng một công trình chất lượng, người tư vấn không chỉ đơn thuần hiểu về nội thất mà cần có gu thẩm mỹ, am hiểu về nhiều lĩnh vực như hội họa, nghệ thuật, điện ảnh… Ở Đức anh có được đào tạo những thứ này không?

Nếu bạn theo học ngành nội thất thì trường học chỉ dạy cho bạn về kỹ thuật, màu sắc,… nhưng về gu thẩm mỹ thì cần phải học hỏi, tự trải nghiệm, và tích lũy theo thời gian.

Từ khi 15 tuổi tôi đã thích nghe nhạc opera trong khi chị gái tôi không chịu nổi thứ nhạc này; tôi thích đi thăm các bảo tàng, triển lãm nghệ thuật. Khi 20 tuổi tôi đã làm ra tiền và bỏ tiền đi học thiết kế thời trang, đi du lịch, gặp gỡ nhiều người… Từ sở thích sẽ hình thành nên niềm đam mê, rồi từ đam mê mình sẽ biết phải học hỏi những gì để nâng cao chuyên môn. Đến nay, tôi đã có 35 năm sống với đam mê của mình. Bạn phải là người có phong cách thì mới tạo ra được phong cách. Muốn vậy, bạn đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức cho niềm đam mê đó.

Như vậy anh cũng yêu thích đồ xa xỉ trước khi bước vào kinh doanh dòng sản phẩm này?

Đúng vậy! Tôi mê đồ xa xỉ từ nhỏ. Năm 18 tuổi tôi làm ảo thuật gia và kiếm được khá nhiều tiền, lúc đó tôi đã tìm mua đồ chất lượng, hoặc chiếc tủ cổ điển đắt gấp 3 lần tủ bình thường. Đến ngay cả chị gái trong nhà còn không hiểu được tầm nhìn của tôi và giá trị của các món đồ xa xỉ ấy, thì tôi cũng không ngạc nhiên nếu bị người ngoài phê bình, phán xét. Hai năm đầu tiên về Việt Nam,  tôi đã bỏ rất nhiều tiền để sửa sang căn nhà ở đường Tú Xương, tôi thiết kế và trang bị những đồ nội thất xa xỉ để cho mọi người hiểu khái niệm thế nào là sang trọng. Nhưng, có người đến coi và nhận xét: ngôi nhà cũng bình thường. Với họ, một ngôi nhà sang trọng là phải có ghế lớn giữa nhà, làm bằng gỗ cẩm lai… Khi đó, tôi thấy thời điểm chưa phù hợp kinh doanh nội thất cao cấp ở Việt Nam. 

 

Đâu là ranh giới để phân biệt giữa kẻ trưởng giả và một người thuộc giới thượng lưu, quý tộc?

Nói về giới thượng lưu hay quý tộc trên thế giới người ta có khái niệm “old money” và “new money”. Ngoài việc chỉ những gia tộc giàu có qua nhiều thế hệ (old money) và những gia tộc giàu có mới nổi (new money) thì 2 từ này còn nói về phong cách thời trang và lối sống của họ và đặc biệt là thái độ sống. Những người “old money” chú trọng vào vẻ đẹp tri thức, thanh lịch, chuẩn mực. Họ sử dụng những món đồ chất lượng và không phô trương. Những người “new money” họ thích sử dụng những món đồ lấp lánh, diêm dúa; phô trương sự giàu có với logo nhãn hiệu thật to.

Mục đích của tôi mong muốn đánh thức sự tử tế, nâng cao gu thẩm mỹ, giúp cho người Việt Nam định hình một phong cách sống tinh tế hơn, có cơ hội trải nghiệm những gì giá trị nhất của ngành thiết kế nội thất thế giới.

Người thuộc giới thượng lưu ở Việt Nam là những người có tiền, họ biết trân trọng cái đẹp, chịu khó học hỏi, muốn nâng cao đời sống của mình, họ nhờ tôi tư vấn để xây dựng một ngôi nhà, không gian sống chất lượng từ cái ly, cái ghế, đến phòng ngủ, bàn ăn đều sang trọng và tinh tế… Thế hệ con cái họ được sống trong ngôi nhà như vậy tư duy, gu thẩm mỹ cũng sẽ khác và phát triển hơn. Còn những “trưởng giả học làm sang” là những người có thái độ sống không chuẩn mực dựa trên tiền bạc, không đề cao giá trị thật của cuộc sống, không mở mang để tích luỹ kiến thức, gu thẩm mỹ về cái đẹp mà lại thích thể hiện phô trương sự giàu có một cách kệch cỡm.

Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là những người vừa không có tiền, lại vừa không có kiến thức và không hiểu được giá trị thực của món đồ xa xỉ. Họ có những tư duy kiểu như: “Nếu có tiền, tôi sẽ mua luôn cả cái tiệm đồ hiệu”. 4 năm qua làm kênh youtube tôi phát hiện ra một nghịch lý là có những người không bỏ ra một đồng để mua sản phẩm dịch vụ của tôi, không hiểu thực sự giá trị của chúng thì lại là người chê bai tôi nhiều nhất.

CẦN CÁI NHÌN VĂN MINH HƠN VỀ LGBT

Thành công đối với anh là gì?

Đó là một cuộc sống cân bằng, hạnh phúc, ăn được, ngủ được, có sức khỏe, các mối quan hệ tốt,…

Theo anh, bản lĩnh của một người thể hiện qua điều gì?

Người đó có thể làm chủ được cảm xúc của mình, biết giữ bình tĩnh, không để cảm xúc điều khiển khiến mình nói và làm những việc sau này phải hối hận. Trước một vấn đề, họ biết lùi lại một bước, nhìn tổng quát và hiểu mọi thứ đều có lý do, tất cả cần thời gian, rồi sẽ giải quyết được.

Anh đã thất tình bao giờ chưa?

Chắc phải đến chục lần. (Cười)

Khi người ta càng yêu hết mình thì lúc bị thất tình, cảm giác họ phải đối diện sẽ càng kinh khủng. Nhưng thất tình với tôi cũng có cũng có giá trị. Ngày xưa mỗi lần thất tình tôi hay nghe các bài nói chuyện của thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhưng lâu rồi tôi không còn phải nghe nữa.

Anh có muốn gửi gắm thông điệp gì đến độc giả đọc bài báo này không?

Có thể khi thấy tôi xuất hiện trên trang bìa tạp chí này mọi người sẽ phán xét rằng, tại sao một người LGBT lại xuất hiện trên trang bìa của tạp chí về đàn ông. Tuy nhiên, mọi người cần phân biệt rõ ràng giữa giới tính và xu hướng tính dục của một người. Tôi là Quách Thái Công, giới tính nam trên hộ chiếu, và tôi có xu hướng tính dục với người nam. Đơn giản là như vậy.

Ở những đất nước văn minh, trong một số nhà hàng hay khách sạn họ xây những phòng vệ sinh và để biển là “All Gender” để đảm bảo công bằng và dành cho mọi đối tượng giới tính với những xu hướng tình dục khác nhau. Tôi nghĩ ở Việt Nam, chúng ta cần có cái nhìn văn minh và cởi mở hơn về điều này.

Xin cảm ơn những chia sẻ của anh!

Nguồn: Men&life Magazine

THÁI CÔNG CAFE – THE COFFEE TASTE OF THE SOPHISTICATED

The Cafe Lifestyle trend and the spread of renowned brands

Cafe Lifestyle is currently a new trend in the Food & Beverage industry, where esteemed brands aim to create exclusive cafe spaces that connect customers with the brand. This represents a distinct characteristic of the modern era, where interior design, lifestyle, and aesthetics converge. Brands like Louis Vuitton, Chanel, Dior, and Gucci have each introduced cafes that embody their unique styles and individual personalities.

Learn more about Interior Designer Quách Thái Công.

Learn more about Thái Công Flagship

 

Thái Công Cafe & Champagne Lounge – The Sublime Essence of Personal Style

The Thái Công brand also follows this trend by introducing Thái Công Café, a place to savor delicious beverages and food while experiencing a space of opulent and refined interior design. Here, customers will sense the harmonious blend of modern and classical aesthetics, crafted skillfully by the interior designer Quách Thái Công.”

 

Exquisite in Every Detail – Visual Accents

Not only distinguished by architectural style but also focused on visual accents. Elements such as lighting, layout, and decorative colors are meticulously arranged, creating a symphony – a harmonious resonance of melodies. Beverages and pastries are also presented like artistic pieces on Fürstenberg plates, Christofle knives and forks, and Saint Louis glassware

 

Cafe Lifestyle and the Fusion of Art and Living Style

Thái Công Cafe & Champagne Lounge is not merely a coffee destination but also a place where customers experience a unique blend of art and lifestyle. With the sophistication and elegance of the Thái Công brand, the cafe introduces a new rendezvous for refined customers who appreciate interior design and seek to immerse themselves in a luxurious space

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Savoring Coffee with Style

The beverages and pastries at Thái Công Cafe are meticulously crafted from premium ingredients, undergoing a transparent and standardized process. The selected products by the brand are of high quality and visually captivating, evoking passion.

Thái Công Cafe & Champagne Lounge has become a familiar meeting place for friends, customers, and business partners. Here, people have the opportunity to gather, chat, and share harmonious emotions in life. It’s also a hub for art, music, and culture enthusiasts, creating a unique space for them to freely express their personalities and lifestyles.

Amidst the bustling Saigon, what could be more wonderful than a cup of coffee, a plate of fragrant pastries, looking out at the city center view? All pressures and worries momentarily set aside, only to relish in a moment where life feels worth living.

SỐNG MỘT ĐỜI DUY MỸ

Theo Thảo Nguyên, Hình ảnh: Đỗ Sỹ

Kể từ sau khi khai trương showroom nội thất đầu tiên tại Việt Nam năm 2015, quan điểm kinh doanh của anh tại thị trường này cho đến ngày hôm nay đã thay đổi thế nào?

Có thể nói quan điểm kinh doanh của tôi đã thay đổi khá nhiều theo thời gian. Trước khi về Việt Nam, doanh nghiệp của tôi tại Đức đã chuyên cung cấp các mặt hàng nội thất đến từ nhiều thương hiệu cao cấp phục vụ cho tầng lớp tinh hoa. Sau khi về nước vào năm 2013, hai năm đầu tôi ở tại ngôi nhà trên đường Tú Xương và mang hết tất cả những vật phẩm nội thất xa xỉ nhất của mình từ Đức về trưng bày tại đây. Vào thời điểm đó, khái niệm nội thất siêu cao cấp còn rất lạ lẫm đối với người Việt và gần như không ai có thể tưởng tượng được một chiếc đèn chùm trang trí sẽ có mức giá lên đến 100 ngàn USD. Hầu hết những vị khách đến thăm nhà tôi đều không đoán được những món đồ trang trí trong nhà có giá trị lớn đến mức nào, cũng như không hiểu được câu chuyện lịch sử đằng sau chúng. Điều này khiến tôi hiểu được rằng đây chưa phải là thời cơ tốt để kinh doanh lĩnh vực này tại Việt Nam. Tôi lựa chọn bắt đầu bằng việc mở một cửa hàng nội thất mang tên The Wareshouse by THÁI CÔNG tại Thảo Điền và thuê cơ sở gia công sản phẩm nhằm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

 

Những sản phẩm khi đó có giá thành rất rẻ đi kèm với chất lượng trung bình thấp. Bước ngoặt thật sự chỉ đến vào một ngày cách đây 4 năm, khi cửa hàng của tôi đón chào một vị khách nữ ghé qua để tìm mua một chiếc bình hoa trang trí. Vị khách này cân nhắc mua chiếc bình gốm Bát Tràng có giá 3 triệu, thế nhưng trong lúc dạo quanh cửa hàng thì chị lại bị hấp dẫn bởi một chiếc bình pha lê Saint Louis khác có giá trị lên tới 300 triệu. Chưa dừng lại ở đó, vị khách này còn đề nghị tôi giới thiệu thêm một vài món đồ nội thất giá trị khác như tủ, sofa và nhiều thứ khác để trang trí cho ngôi nhà của mình. Đơn hàng cao cấp đầu tiên trị giá 400 ngàn USD của tôi đã đến một cách bất ngờ và thú vị như thế. Nhưng trên cả lợi nhuận, tôi cảm thấy lòng mình dâng lên một cảm xúc thật tuyệt vời khi cuối cùng cũng đã xuất hiện một vị khách hiểu rõ được giá trị sản phẩm mà mình cung cấp. Hơn ba năm trước, tôi nhận một dự án tại City Garden và đây là dự án đầu tiên tại Việt Nam mà chủ nhà đồng ý sử dụng toàn bộ đồ nội thất trang trí đến từ các thương hiệu siêu xa xỉ (super luxury) với tổng giá trị lên đến 1,7 triệu USD. Sau 7 năm trở về quê hương, đây mới chính là lúc tôi quyết định chuyển hướng kinh doanh trở lại giống như khi còn ở Đức: phục vụ những sản phẩm và dịch vụ cho giai tầng thượng lưu.

DỰ ÁN BLACK APARTMENT

Trong giai đoạn khó khăn ban đầu, có bao giờ anh cảm thấy thất vọng và muốn bỏ cuộc?

Tôi hầu như không hề có ý nghĩ sẽ bỏ cuộc, bởi lẽ tôi rất yêu đất nước Việt Nam. Tại đây, tôi được thưởng thức những món ăn ngon, có thời tiết đẹp và ấm áp, được làm việc cùng những bạn nhân viên rất dễ thương và hơn hết là tìm được tri kỷ của cuộc đời mình. Hơn nữa, tôi cũng quan niệm rằng mọi thứ đều cần có một khoảng thời gian tương đối dài để phát triển chứ không thể trông đợi thành tựu đến nhanh trong ngày một ngày hai.

Anh thích làm việc với khách hàng ở độ tuổi nào nhất và tại sao?

Tôi thích cộng tác với những khách hàng trân trọng và thấu hiểu được những giá trị mà tôi sẽ mang đến cho họ, bất kể họ ở độ tuổi nào. Khách hàng của tôi hầu hết đều là những người rất thành công trong lĩnh vực của mình, tuy nhiên họ hiểu rõ rằng bản thân không có đủ khả năng để trang trí một không gian sống tiêu chuẩn thượng lưu và cần có một nhà thiết kế nội thất giỏi để giúp họ làm điều đó. Hơn hết, họ luôn luôn đặt trọn niềm tin vào các quyết định tôi.

Nhắc đến việc khách hàng tin tưởng vào anh, anh có bao giờ gặp trường hợp bất đồng ý kiến với khách? Khi ấy, anh sẽ ưu tiên giải quyết như thế nào?

Tôi không cho rằng đó là sự bất đồng mà đơn giản là vì quan điểm thẩm mỹ và trải nghiệm hưởng thụ của mỗi người sẽ khác nhau.

Đôi khi, tôi đề xuất một không gian nội thất quá mới mẻ và vượt ra ngoài sức tưởng tượng đối với gia chủ. Hai mươi năm trước, gần như không có ngôi nhà nào ở Việt Nam bố trí phòng tắm bên trong phòng ngủ, nhà vệ sinh tách rời với phòng tắm, hai nhà vệ sinh riêng trong phòng ngủ để phục vụ cho hai vợ chồng hoặc thậm chí là đặt Powder room ngay cửa vào ngôi nhà. Đó đều là những yếu tố rất quen thuộc trong mỗi ngôi nhà sang trọng tại châu Âu, thế nhưng khách hàng tại Việt Nam có thể sẽ cảm thấy không cần thiết hoặc không phù hợp với quan niệm phong thủy của họ. Khi đó, tôi sẽ ưu tiên điều chỉnh thiết kế sao cho gia chủ cảm thấy thoải mái và hài lòng nhất mà vẫn không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến thẩm mỹ tổng thể của ngôi nhà. Tuy nhiên, tôi có lòng tin rằng ở một tương lai không xa, thế hệ trẻ tuổi sẽ đặt yếu tố tiện nghi lên hàng đầu để từ đó tối đa hóa công năng của không gian sống.

NHÀ THIẾT KẾ QUÁCH THÁI CÔNG BÊN CẠNH ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN

Hiểu được khách hàng là một bước rất quan trọng trước khi bắt tay vào thiết kế. Anh thường làm gì để “đọc vị” họ và quá trình này sẽ mất bao lâu?

Cách đơn giản nhất để thấu hiểu khách hàng chính là dành thời gian để đích thân trò chuyện cùng họ. Đó là lý do tôi thiết kế phòng làm việc của mình hệt như một phòng khách, thậm chí có cả bàn ăn và một cửa bí mật dẫn vào căn bếp nho nhỏ tiện nghi. Tại đây, tôi có thể uống trà hay thậm chí dùng cơm trưa cùng khách và đối tác.

Thông thường, tôi sẽ nắm được phần lớn thông tin về khách hàng của mình ngay sau cuộc gặp gỡ đầu tiên. Tôi thường tập trung khai thác những vấn đề như họ thường đi du lịch ở đâu, căn nhà cũ của họ như thế nào, gia đình họ có bao nhiêu người, sở thích của từng thành viên trong gia đình như thế nào, v.v… để từ đó sắp xếp công năng từng khu vực trong ngôi nhà sao cho phù hợp.

PHÒNG NGỦ TRONG DỰ ÁN BLACK APARTMENT

VĂN PHÒNG LÀM VIỆC CỦA NHÀ THIẾT KẾ QUÁCH THÁI CÔNG TRÊN TẦNG 8, THÁI CÔNG TOWER

MỘT GÓC TẠI THÁI CÔNG FLAGSHIP STORE

Từng có một số ý kiến cho rằng Quách Thái Công là một nhà thiết kế nội thất nổi tiếng vì giỏi làm truyền thông. Tại sao anh lại lựa chọn hướng đi “phủ sóng” hình ảnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng như vậy?

Nguyên nhân rất đơn giản: tôi là người thích chia sẻ với mọi người, từ một bộ phim hay cho đến một nhà hàng ngon. Tôi không muốn trở thành một reviewer (nhận xét trải nghiệm dịch vụ) mà là một người chia sẻ để mọi người cùng thưởng thức. Do đó, mọi quan điểm của tôi đều rất công tâm và không hề thiên vị dựa trên góc độ của một khách hàng tự bỏ tiền ra để mua dịch vụ. Trên thực tế, việc xuất hiện thường xuyên trên mạng xã hội chỉ đơn thuần là một sở thích nhằm lưu giữ lại những kỷ niệm đáng nhớ hoặc những công trình mà tôi thực hiện. Có một sự thật thú vị nữa là hầu hết những khách hàng tiềm năng của tôi đều là những người thành đạt bận rộn và hoàn toàn không có thời gian để xem Youtube hoặc Tiktok.

Từng được đào tạo theo chuyên ngành thiết kế thời trang nhưng lại trở thành một nhà thiết kế nội thất, phong cách thiết kế của anh chịu ảnh hưởng như thế nào từ cả hai lĩnh vực này?

Món quà quý giá nhất tôi nhận được sau khoảng thời gian học về thiết kế thời trang 30 năm trước là tư duy thực tế. Điều này cũng được tôi áp dụng vào công việc sáng tạo hiện tại của mình. Nội thất khác với thời trang ở chỗ các xu hướng nội thất lâu lỗi thời hơn xu hướng thời trang rất nhiều, do đó nhà thiết kế nội thất cần có tư duy thực tế để lựa chọn được kiểu dáng và màu sắc có giá trị vượt thời gian.

Anh thích nhất thương hiệu thời trang nào? 

Tom Ford là thương hiệu “chân ái” của tôi kể từ khi còn học thiết kế thời trang. Theo quan điểm của tôi, một bộ vest nam nhìn qua có thể đơn giản nhưng lại ẩn chứa rất nhiều tinh hoa kỹ thuật may mặc. Mỗi một nhà mốt cao cấp như Brioni hay Dior đều có kỹ thuật cắt may đặc trưng riêng biệt, và chính kỹ thuật cắt may này ảnh hưởng đến sự lựa chọn của tôi. Tôi yêu thích mọi chi tiết mang tính biểu tượng trên trang phục của Tom Ford, từ cổ áo to cho đến áo khá dài. Áo vest tôi đang mặc hôm nay được nhà sản xuất Zegna từ Ý sản xuất theo mẫu cắt may độc quyền của Tom Ford. Ngoài ra, tôi cũng rất thích những thương hiệu thời trang “quiet luxury” – không phô trương logo hay tên hãng trên trang phục.

Trong số 8 tầng của tòa nhà Thái Công Tower, ngoài phòng làm việc của mình ra thì anh yêu thích nhất không gian nào và tại sao? 

Tôi rất thích quán cà phê nhỏ ở sảnh – tuy chỉ có thể phục vụ tối đa 15 vị khách trong 50 mét vuông nhưng lại chứa đựng rất nhiều công sức và tâm huyết. Tôi hay nói vui rằng mỗi vị khách khi đến đây thưởng thức cà phê đều được chúng tôi “trợ giá”, bởi lẽ giá niêm yết trên menu không thể giúp chúng tôi có lời khi mà chỉ riêng tiền mặt bằng ở quận 1 đã hơn 200 đô la/mét vuông. Bên cạnh đó, không có quán cà phê nào tại Việt Nam cho thức uống và bánh ngọt được phục vụ trong tách sứ Fürstenberg, ly pha lê Saint Louis và dao nĩa Christofle. Tại đây, giá trị chúng tôi thật sự cung cấp chính là một phong cách sống đặc biệt duy mỹ.

Xin cảm ơn anh về buổi chia sẻ tuyệt vời này.

TỪ TRÊN XUỐNG: THÁI CÔNG CAFE & CHAMPAGNE LOUNGE, BÊN TRONG SẢNH THÁI CÔNG TOWER

 

 

Nguồn: PORTFOLIO VIETNAM

Thái Công ra mắt bộ sưu tập tại tòa nhà Thái Công

Ý Nhi Thứ năm, 16/3/2023 | 15:09 GMT+7

Thái Công ra mắt bộ sưu tập tại tòa nhà Thái Công

Tầng 1: Gồm khu vực Cafe và Home Decor. Khu vực lifestyle thiết kế theo phong cách hiện đại nhưng pha chút cổ điển. Chỉ với 15 chỗ ngồi, rất giới hạn, dành cho những người thực sự yêu thích những không gian đặc biệt, tất cả chén, dĩa, dao nĩa hay đồ trang trí cho khu vực cafe đều được Thái Công lựa chọn tỉ mỉ, cao cấp như đèn chùm Saint Louis, vải ghế được nhập từ Ý, đèn của Pháp, chén dĩa nhập từ Pháp.

Tầng 2: Design Studio. Là một văn phòng làm việc chính nên Thái Công dành 1 tầng ở trong showroom nơi mà tất cả khách hàng khi đi qua showroom đều thấy được quá trình làm việc của tất cả các bạn trong team thiết kế, quá trình hình thành của một công trình từ ngày đầu cho đến khi hoàn thiện.

Tầng 3: Neo Classic. Được thiết kế theo phong cách Neo Classic, tất cả sản phẩm nội thất được nhà thiết kế Quách Thái Công trang trí, kết hợp giữa các sản phẩm cổ điển, hiện đại. Giấy dán tường mang phong cách tân cổ điển nhẹ nhàng, có tính ứng dụng cao.

-8856-1678942718.jpg

Tầng 4: Đây là nơi được trang trí như một căn penthouse, trưng bày rộng rãi để khách hàng cảm nhận như đang bước vào một không gian sống sang trọng thực thụ từ phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ…

Tầng 5: Classic Home. Với phong cách thiết kế cổ điển, phong cách được nhiều người trong giới thượng lưu ưa chuộng bởi sự vương giả, lộng lẫy mà nó mang lại. Tại đây, nhà thiết kế Thái Công tập trung vào các sản phẩm mang tính cổ điển và tất cả sản phẩm từ giấy dán tường, đồ decor, trang trí… đều được nhập từ Pháp, Ý.

Tầng 6: Rugs & Lighting, tập trung các vật liệu thảm, đèn trần, đèn tường, đèn trang trí, đồ decor, vải, giấy dán tường, hoa lụa… Trong tòa nhà này, dù ở những ngóc ngách nào đi nữa, Thái Công đều tập trung vào phân khúc sản phẩm Super Luxury & Ultra Luxury.

-6705-1678942718.jpg

Tầng 7: Là Head Office và tầng 8 là văn phòng thiết kế của nhà thiết kế Quách Thái Công. Đây là tầng giới hạn, khách hàng chỉ lên khi có lời mời của nhà thiết kế Thái Công. Bên trong tầng này được thiết vô cùng xa hoa lộng lẫy với mái vòm được dán lá bạc thật, làm nền cho chiếc đèn pha lê Baccarat.

Với sự ra mắt của Thái Công Flagship Store, nhà thiết kế nội thất Quách Thái Công mang đến Sài Gòn thêm một không gian truyền bá phong cách sống thượng lưu, đồng thời bày tỏ mục tiêu “phục vụ 10% của 1% người giàu ở Việt Nam”.

Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Thái Công Tower: Xa hoa một cách duy mỹ

15:00, 15/03/2023

Nhắc đến Quách Thái Công, người yêu thích lĩnh vực thiết kế nội thất sẽ nghĩ ngay đến một NTK với phong cách sang trọng và xa xỉ. Anh bắt đầu sự nghiệp thiết kế nội thất tại Hamburg và có những thành tựu nhất định, nhưng rồi Quách Thái Công đã quyết định trở về Việt Nam với mong muốn phục vụ cho khách hàng Việt. Phong cách thiết kế lộng lẫy và xa hoa của anh không thể nhầm lẫn với bất cứ ai. Tất cả những món đồ nội thất anh chọn lựa đều phải đáp ứng được các tiêu chí về thẩm mỹ lẫn chất lượng. Không chỉ dừng lại ở những món đồ nội thất đắt tiền, anh còn là người có cách nhìn thấu đáo và tinh tế trong thiết kế không gian để phù hợp với lối sống của từng gia chủ. Chính những nét đặc trưng đó đã khiến Quách Thái Công trở thành cái tên mà nhiều khách hàng Việt tin tưởng.

Thành tựu của Quách Thái Công tại Việt Nam không chỉ dừng lại ở những công trình trị giá cả một gia tài. Mới đây, NTK vừa khai trương tòa nhà 8 tầng Thái Công Tower, công trình trụ sở mới và đồng thời là cửa hàng flagship của anh tại Việt Nam.

thai cong tower tang tret

Sảnh chính của tòa nhà. Ảnh: Đỗ Sỹ.

Tọa lạc trên con đường Hai Bà Trưng của trung tâm Tp. HCM, Thái Công Tower không chỉ đơn thuần là một địa điểm mua sắm đồ nội thất đơn thuần. Nằm ở khoảng giữa tòa nhà, bốn tầng lầu trưng bày đồ nội thất được NTK Quách Thái Công thiết kế và bố trí một cách chỉn chu đến từng chi tiết, tạo cảm giác như đang ở trong một không gian sống thật sự.

phong ngu neo classic

Không gian trưng bày đồ nội thất phòng ngủ phong cách Tân Cổ Điển. Ảnh: Đỗ Sỹ.

noi that co dien classic

Bàn ăn tại không gian Cổ Điển. Ảnh: Đỗ Sỹ.

Khách tham quan mua sắm sẽ được bắt đầu ở tầng 6 –  nơi trưng bày các vật liệu trang trí nhà cửa như vải rèm, thảm, giấy dán tường vẽ tay, hoa lụa và đèn pha lê. Ở tầng số 5, nội thất được bày trí theo phong cách Cổ điển với các chi tiết trang trí cầu kì phủ sơn vàng. Xuống đến tầng số 4, không gian trưng bày được sắp đặt bởi những thiết kế mang phong cách Hiện đại và thanh lịch với đường nét sắc sảo. Là sự kết hợp giữa Cổ Điển và Hiện Đại, tầng số 5 là không gian của phong cách Tân Cổ Điển (Neo Classic). Với ý đồ sắp đặt này, khách của Thái Công Tower không chỉ như được đi xuyên suốt qua các thời kì lịch sử của các phong cách thiết kế nội thất, mà còn được hiểu thêm và quyết định chọn phong cách mà họ yêu thích.

 

phong khach noi that co dien

Không gian phòng khách tầng 5 với tông màu gỗ ấm cúng và sang trọng. Ảnh: Đỗ Sỹ.

noi that co dien den chum baccarat

Một gian phòng tầng 5 theo phong cách Cổ Điển được đầu tư trang trí với giấy dán tường, tường ốp gỗ và sàn lát gỗ xương cá. Ảnh: Đỗ Sỹ.

modern noi that hien dai thai cong tower

Phòng khách tại tầng 4 với phong cách Hiện Đại. Ảnh: Đỗ Sỹ.

noi that neo classic thai cong tower

Đồ nội thất tại gian phòng tầng 3 theo phong cách Tân Cổ Điển. Ảnh: Đỗ Sỹ.

van phong thai cong tower

Không gian trưng bày đồ dùng bằng pha lê tại tầng 1. Ảnh: Đỗ Sỹ. 

Tầng cao nhất của tòa nhà được dùng làm không gian văn phòng cá nhân và tiếp khách quan trọng của chủ nhân tòa tháp. Căn phòng toát lên vẻ sang trọng và xa hoa cùng mái vòm dát lá bạc bên trong và khung cảnh “triệu đô” bên ngoài cửa sổ.

thai cong tower van phong lam viec

Phòng làm việc của NTK Quách Thái Công với mái vòm dát lá bạc và đèn chùm pha lê Baccarat làm tâm điểm. Ảnh: Đỗ Sỹ.

phong hop thai cong tower

Phòng họp và cũng là phòng dùng bữa cùng khách hàng. Ảnh: Đỗ Sỹ.

giay dan tuong chinoiserie

Cầu thang xoắn dẫn lối lên sân thượng, được đặt trong không gian có giấy dán tường phong cách Chinoiserie vẽ bằng tay. Ảnh: Đỗ Sỹ.

Theo lời NTK Quách Thái Công, cửa hàng flagship này giống với cửa hàng trước đó ở cách anh sắp đặt đồ nội thất trong phòng giống như một không gian nhà ở thật sự. Tuy nhiên, tại Thái Công Tower, các gian phòng được anh đầu tư hơn với giấy dán tường, sàn gỗ, thảm… Ngoài ra, tại đây chỉ có các sản phẩm nội thất thuộc dòng Super Luxury và Ultra Luxury (gồm các thương hiệu như Baccarat, Longhi, ARCAHORN, Saint Louis, Christofle…) được chọn lựa và trưng bày.

noi that hien dai thai cong flagship store saint louis arcahorn

Các gian phòng đều được trưng bày các sản phẩm siêu cao cấp như đèn chùm pha lê của Saint Louis, bàn ARCAHORN… Ảnh: Đỗ Sỹ.

Với cửa hàng flagship này, những người yêu thích đồ nội thất, đặc biệt là dòng siêu cao cấp sẽ có một địa điểm không thể hoàn hảo hơn để trải nghiệm trực tiếp, nhất là khi cửa hàng nằm tại một trong những vị trí đẹp nhất thành phố. Ngược lại, đây cũng là cơ hội để NTK Quách Thái Công có thể được phục vụ những khách hàng tiềm năng của mình theo như anh đã chia sẻ.

Thực hiện: Hoàng Lê | Ảnh: Đỗ Sỹ

Nguồn: ELLE DECORATION

Online Shopping Book an appointment